Cha mẹ có nghĩa vụ trả nợ cho con?
Muốn mở quán cơm phải có chứng nhận VSATTP
Tính con rể thay đổi hẳn, liên tục nhiếc móc con gái tôi khiến vợ chồng tôi rất đau lòng. Chúng tôi nghĩ nên để chúng ly hôn rồi đưa con gái về chăm sóc cho thuận tiện. Tuy nhiên, con rể chưa muốn ly hôn bởi khối tài sản chung của vợ chồng hiện tại đều do nhà tôi cho (5 tỷ cách 3 năm) và công vợ chồng tạo dựng thêm. Tổng cộng có khoảng 15 tỷ, bao gồm 2 căn nhà, 1 miếng đất và 1,2 tỷ gửi ngân hàng, đều do con rể quản lý hết.
Tôi e rằng nếu cứ để tiếp tục tình trạng này, số tài sản sẽ bị tẩu tán hết, con gái tôi sẽ khổ. Giờ tôi phải làm sao để giúp con gái. Nếu không ly hôn có cách nào chia tài sản được không?
![]() |
Ảnh minh họa |
Về thông tin bạn đưa ra, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:
Trước hết, gia đình bạn cần thực hiện thủ tục giám định tâm thần cho con gái để xác định con gái bạn đã rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự hay chưa. Nếu con gái bạn bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức có quyền, tòa án ra quyết định tuyên bố con gái bạn là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 BLDS 2015 và khoản 3 Điều 24 Luật HNGĐ 2014, chồng của con gái bạn sẽ được xác định là người giám hộ đương nhiên. Tuy nhiên, cũng theo khoản 3 Điều 53 BLDS 2015, trong trường hợp vợ chồng ly hôn thì người còn lại không đủ điều kiện để giám hộ do có xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ. Do vậy trong trường hợp này, tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn (khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014).
Ngoài ra, Luật HNGĐ 2014 cũng có quy định cho phép cha, mẹ, người người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia (Điều 51, 56 Luật HNGĐ 2014). Các hành vi bạo lực gia đình được quy định chi tiết tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007.
Tuy nhiên, nếu không ly hôn thì vẫn có giải pháp khác, đó là yêu cầu chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Hiện tại con gái bạn và chồng con gái bạn vẫn là vợ chồng hợp pháp nên nếu muốn thực hiện thủ tục chia tài sản vào lúc này thì cần phải giải quyết theo thủ tục phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Trong thời kỳ hôn nhân, người có quyền yêu cầu chia tài sản chung là vợ chồng. Tuy nhiên, nếu con gái bạn đã giám định là tâm thần và bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì tòa án sẽ xác lập người giám hộ cho con gái bạn. Trong trường hợp phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, con rể bạn do có xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ với con gái bạn nên Tòa án có thể căn cứ vào khoản 3 Điều 53 BLDS 2015 mà xác lập cha, mẹ làm người giám hộ. Khi trở thành người giám hộ, bạn có thể yêu cầu chia tài sản chung do có nghĩa vụ đại diện hợp pháp cho con gái trong các giao dịch dân sự và quản lý tài sản của con gái. Nếu phân chia tài sản, tòa án sẽ dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014.
Như vậy, bạn nên thực hiện giám định tâm thần cho con gái bạn. Trường hợp con gái bạn có kết quả giám định là tâm thần thì thực hiện việc, yêu cầu tòa án tuyên mất năng lực hành vi, để từ đó bạn sẽ đứng đơn thay con gái thực hiện, kiện chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các biện pháp xác định tài sản trong hiện tại để tránh việc con rể tẩu tán tài sản.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Hi vọng bạn sẽ có phương án giải quyết phù hợp.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Tôi kết hôn vào năm 2005 và đã có 2 đứa con, một trai một gái. Do vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn nên chúng tôi đã sống ly thân được 5 năm.
" alt=""/>Chồng đối xử tệ bạc với vợ nhưng không chịu ly hônChồng đối xử tệ bạc với vợ nhưng không chịu ly hôn
Lương tối thiểu vùng áp dụng từ 1/1/2019
Biết tin, chồng cũ của tôi nói mỗi người lo nuôi một đứa thì phải có trách nhiệm với đứa đó. Anh ta chỉ có thể mua quà sang thăm cháu được thôi. Tôi rất bất lực, lo lắng và không bằng lòng về chuyện đó. Xin hỏi có cách nào buộc chồng cũ phải trả một phần tiền chữa bệnh cho con không?
![]() |
Ảnh minh họa |
Trước hết, chúng tôi xin khẳng định, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho người con đang bị bệnh, bởi:
Theo nội dung bạn cung cấp, vì bạn và chồng cũ mỗi người nuôi một người con nên hai bên đã thoả thuận không ai phải phụ cấp cho người con còn lại không sống chung với mình.
Thực chất, bạn và chồng bạn vẫn cấp dưỡng cho người con còn lại nhưng nghĩa vụ cấp dưỡng của hai người được ngầm định là bù trừ cho nhau khi mỗi người đều nuôi một đứa con. Bởi lẽ việc mỗi người trực tiếp nuôi một người con không làm mất đi các quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục với người con mà mình không trực tiếp nuôi.
Về chế định cấp dưỡng, theo quy định tại khoản 20, khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ mà cha/mẹ phải thực hiện để nuôi con một cách “gián tiếp” nhằm đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho người con không sống chung với mình.
Việc khám, chữa bệnh là một trong những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con mà cha/mẹ phải đảm bảo thực hiện. Nghĩa vụ này được quy định cụ thể tại Điều 110 Luật HN&GĐ 2014 cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật HN&GĐ 2014. Trường hợp có lý do chính đáng, các bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi mức cấp dưỡng cho phù hợp, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết theo Điều 117 Luật HN&GĐ 2014.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, lý do chính đáng là con chung của bạn và chồng cũ của bạn bị bệnh nặng, việc khám, chữa bệnh là nhu cầu thiết yếu và bạn không thể trang trải nổi chi phí, trong khi đó chồng cũ của bạn có nguồn thu nhập ổn định, khả năng thực tế đảm bảo thì có thể thỏa thuận với bạn về việc tăng mức cấp dưỡng cho người con bạn đang nuôi hoặc hỗ trợ một phần chi phí chữa bệnh cho con.
Trường hợp chồng bạn có khả năng tài chính, kinh tế mà vẫn nhất quyết từ chối cấp dưỡng cho con thì bạn có thể yêu cầu tòa án buộc chồng cũ của bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thực tế, vấn đề chăm sóc con sau ly hôn không phải và không nên là cuộc chiến pháp lý giữa vợ, chồng cũ với nhau về việc ai sẽ chăm sóc, ai sẽ cấp dưỡng và cấp dưỡng bao nhiêu mà cả hai nên ngồi lại nói chuyện với nhau để hiểu được hoàn cảnh của nhau nhằm tìm ra phương án phù hợp nhất để đảm bảo cuộc sống, sức khỏe và tinh thần cho con.
Mặc dù bạn và chồng cũ đã ly hôn nhưng đây vẫn là con của hai người, do vậy xét về pháp lý lẫn đạo đức chồng bạn phải có trách nhiệm với người con của mình.
Trên đây là những nội dung tư vấn của chúng tôi, hi vọng bạn sớm giải quyết được sự việc và cháu bé mau chóng khỏi bệnh.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công, Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Vợ chồng tôi đã ly hôn được một năm, chồng tôi hiện nay đang làm việc tại Đức và nhập quốc tịch ở đó. Sau ly hôn, chồng tôi không gửi tiền cấp dưỡng nuôi con mới 5 tuổi, hai mẹ con tôi sống rất vất vả.
" alt=""/>Chồng cũ không chịu giúp tôi chữa bệnh cho con![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
ĐH Công nghiệp Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2021. |
Thí sinh lưu ý, điểm trúng tuyển của các tổ hợp môn xét tuyển trong cùng một ngành là bằng nhau.
Tiêu chí phụ chỉ sử dụng khi thí sinh có Điểm xét tuyển đúng bằng Điểm trúng tuyển.
Các ngành: Thiết kế thời trang, Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc chỉ sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng.
Điểm xét tuyển (ĐXT) được xác định như sau:
+ Đối với tổ hợp môn xét tuyển các môn không nhân hệ số:
ĐXT = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: M1, M2, M3 là kết quả điểm thi THPT năm 2021 của các môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển.
+ Đối với tổ hợp môn xét tuyển có môn nhân hệ số (áp dụng cho các ngành ngôn ngữ):
ĐXT = (Điểm Toán + Điểm Ngữ văn + (Điểm Ngoại ngữ x 2)) x 3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)
![]() |
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. |
Về hồ sơ và hình thức xác nhận nhập học, thí sinh gửi chuyển phát nhanh “Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT” bản chính (bản dấu đỏ do Sở GD-ĐT cấp) kèm theo phong bì ghi sẵn địa chỉ và số điện thoại người nhận “Giấy báo nhập học” về địa chỉ: Văn phòng Tuyển sinh & Học vụ, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Số 298, Đường Cầu Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội - Điện thoại: 08.3456.0255.
Thời gian xác nhận nhập học từ ngày 16/9 đến 17h ngày 26/9/2021 (tính theo dấu bưu điện).
Thí sinh thực hiện nhập học trực tuyến từ ngày 17/9 đến ngày 28/9/2021 trên trang https://nhaphoc.haui.edu.vn hoặc ứng dụng MyHaUI (tải MyHaUI trên CH Play hoặc App Store).
Thí sinh xem hướng dẫn chi tiết về xác nhận và nhập học trên trang https://tuyensinh.haui.edu.vn
Năm 2021, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng có nhiều mức học bổng cho thí sinh trúng tuyển và nhập học như:
Miễn toàn bộ học phí khóa học cho 10 sinh viên thủ khoa của 10 tổ hợp xét tuyển.
Miễn 100% học phí năm thứ nhất cho 15 sinh viên có điểm cao thứ hai các tổ hợp xét tuyển như sau:
+ Tổ hợp Toán, Vật lý, Hóa học: 6 suất;
+ Tổ hợp Toán, Vật lý, Tiếng Anh: 3 suất;
+ Tổ hợp Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh/Tiếng Trung/Tiếng Nhật/Tiếng Hàn: 3 suất;
+ Tổ hợp Toán, Hóa học, Sinh học: 1 suất;
+ Tổ hợp Toán, Hóa học, Tiếng Anh: 1 suất;
+ Tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý/Tiếng Anh: 1 suất.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường đại học trong cả nước phải công bố điểm chuẩn xét tuyển đợt 1 năm 2021 trước 17h ngày 16/9.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021.
Thanh Hùng